Tình trạng của đế chế Đông La Mã Constantinopolis_thất_thủ

Constantinopolis được lập làm kinh đô của La Mã kể từ năm 330 dưới thời Hoàng đế La Mã Constantinus Đại đế. Trong mười một thế kỷ sau, thành phố đã bị kẻ thù của đế chế bao vây nhiều lần, nhưng chỉ bị chiếm giữ duy nhất một lần: trong cuộc Thập tự chinh lần thứ tư vào năm 1204, quân viễn chinh đã thành lập một nhà nước Latin không ổn định trong và xung quanh Constantinopolis trong khi lãnh thổ đế quốc còn lại bị phân tán thành một số tiểu bang Hy Lạp, như là Nicaea, EripusTrebizond. Những thành bang Hy Lạp này đã chiến đấu như những đồng minh chống lại các thành bang Latin, cố quay trở về khôi giành lại đế quốc.

Đế quốc Nicaea cuối cùng đã tái chinh phục lại Constantinopolis từ Đế chế Latinh năm 1261. Sau đó có rất ít thời kì hòa bình cho đế chế vốn đã bị suy yếu, nó liên tục phải chống đỡ các cuộc tấn công từ người Latin, Serbia, Bulgaria và, nguy hiểm nhất là người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Bệnh dịch hạch đen giữa những năm 1346 và 1349 đã giết chết gần một nửa số dân của Constantinopolis. Vào năm 1450 đế quốc đã thu hẹp rất nhiều, chỉ còn bao gồm một vài dặm vuông bên ngoài thành phố Constantinopolis, quần đảo Hoàng từ trong Biển Marmara, và bán đảo Peloponnesus với trung tâm văn hóa của mình tại Mystras. Đế quốc Trebizond, một nhà nước độc lập được hình thành từ hậu quả của cuộc Thập tự chinh thứ tư, cũng sống sót trên bờ Biển Đen.